"KĐT PETRO-THĂNG LONG" TIỆN ÍCH NÀO ĐÁNG NÓI ĐẾN? (PHẦN 2)

"KĐT PETRO-THĂNG LONG" TIỆN ÍCH NÀO ĐÁNG NÓI ĐẾN? (PHẦN 2)

KĐT Petro - Thăng Long đang sở hữu nhiều tiện ích vượt trội bậc nhất tỉnh Thái Bình, thậm trí không hề thua kém các khu đô thị hiện đại tại các thành phố lớn như Hà Nội.

"KĐT PETRO-THĂNG LONG" TIỆN ÍCH NÀO ĐÁNG NÓI ĐẾN? (PHẦN 1)

KĐT Petro Thăng Long áp dụng hình thức quản lý đô thị đầu tiên trên địa bàn Tỉnh với hệ thống an ninh cư dân bảo vệ 24/24, hệ thống camera giám sát mọi ngả đường và khu vực công cộng, thiết kế nhằm đảm bảo an ninh cho mỗi người dân sống nơi đây cùng với đội ngũ kỹ thuật sửa chữa hạ tầng và chăm sóc cây xanh đảm bảo bốn mùa xanh tốt.

Thực trạng mốt số KĐT trên địa bàn tỉnh

Các Khu đô thị mới với sô dân cư đông đúc, hiện đại, sau khi bàn giao cho chính quyền địa phương với lực lượng hạn chế, Ngân sách eo hẹp, nảy sinh các vấn đề vượt quá năng lực. Phần hạ tầng bàn giao về cho thành phố quản lý xuống cấp và không được sửa chữa kịp thời. Không gian công cộng không được bảo vệ, các khoảng lùi của nhà ở bị lấn chiếm xây công trình kiên cố. Nhiều vỉa hè bị chiếm dụng làm quán nhậu, trà đá, cafe, trông giữ xe… Các vi phạm này không chỉ do người dân trong quá trình sử dụng tự ý thay đổi mà còn một phần do sự buông lỏng quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Dịch vụ công ích là các dịch vụ thiết yếu, trực tiếp phục vụ, nâng cao môi trường sống cho cộng đồng khu đô thị như vệ sinh môi trường, chiếu sáng, quản lý công viên cây xanh, bảo vệ trật tự an ninh… Tại các khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh, lĩnh vực cung ứng dịch vụ xã hội chưa được chú trọng, phản ánh thấp nhất mức độ hài lòng của cư dân. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thể thao chủ yếu được đánh giá ở mức độ thấp. Các hoạt động giao lưu, gắn kết cộng đồng cũng rất hạn chế dẫn đến sự tham gia của người dân đối với các vấn đề chung rất thấp. Tình trạng trộm cắp tài sản ở các khu đô thị cũng đang là một vấn đề nhức nhối. Trước diễn biến phức tạp của tội phạm, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an các huyện, thành phố đã lên kế hoạch phát động thực hiện có hiệu quả việc xây dựng, củng cố các mô hình tự quản về ANTT. 

Công viên KĐT Kỳ Bá

Công viên "vườn rau" ở KĐT Cao Cấp Trần Lãm

Những “lỗ hổng” của hệ thống thể chế, chinh sách quản lý một phần do thiếu hệ thống văn bản pháp luật đảm bảo cho vận hành khu đô thị. Các quy định về mô hình, tổ chức, nguyên tắc vận hành, chế tài và biện pháp để ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan với chất lượng của khu đô thị không rõ ràng. Cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát quá trình quản lý của các đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo sự công bằng và quyền lợi cho cư dân? Khi có vi phạm xảy ra và cam kết không thực hiện đúng như ban đầu sẽ xử lý như thế nào? Tất cả cần được cụ thể hóa bằng các quy định của các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, việc ban hành các quy định như thế này gặp nhiều vướng mắc và chưa được quan tâm đúng mực, trong khi đó, cư dân ở các khu đô thị đang phải chịu nhiều thệt thòi.

 

Vỉa hè bị lấn chiến tại KĐT Trần Hưng Đạo

Bãi rác ngay trước Nhà Văn Hóa KĐT Cao cấp Trần Lãm

Thực trạng các khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Bình chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ thành một khu đô thị có đầy đủ tiện ích thực sự, chưa kết hợp được đầu tư của các thành phần kinh tế để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo nên diện mạo văn minh, trật tự cho Tỉnh. Thêm vào đó, Thái Bình chưa có các địa điểm thu hút khách du lịch hay các khu vui chơi giải trí kết hợp thương mại như phố đi bộ kết hợp mua sắm và giải trí. Để tiến lên đo thị loại đặc biệt như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… việc đầu tư tổ chức và quản lý các khu như thế là việc làm rất cần thiết. 

KĐT Trần Hưng Đạo

Trẻ em phải đá bóng giữa đường ở KĐT Trần Lãm

Trẻ em chơi ở những nơi bẩn thỉu và nguy hiểm như thế này

Không muốn lặp lại những hình ảnh như vậy hơn nữa, Công ty muốn đi đầu trong việc cải thiện và giải quyết triệt để những bất cập trong việc phối hợp xây dựng và quản lý các khu đô thị mới trên địa bàn Tỉnh giữa các Chủ đầu tư và Chính quyền địa phương, muốn cụ thể hóa các nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn trong việc xây dựng một khu đô thị an toàn, xanh, sạch, đẹp: AI NÓI – AI LÀM – AI CHỊU TRÁCH NHIỆM, chỉ có như vậy người dân mới được hưởng lợi ích đích thực, được cung cấp những tiện ích đầy đủ về dịch vụ đảm bảo an ninh trật tự, nếp sống văn hóa và vệ sinh môi trường. Đảm bảo một cuộc sống trọn vẹn sánh ngang với các đô thị lớn trong cả nước và thậm chí là trên thế giới.

(Còn nữa...)

0 Bình luận

Để lại bình luận

*